PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM HOÀNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

            Nhân kỉ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2018)– 29 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân(22/12/1989-22/12/2018), thư viện xin trân trọng giới thiệu cùng ban đọc cuốn tài liệu “Tổng Tư Lệnh VÕ NGUYÊN GIÁP” tác giả Trần Trọng Trung- Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử chiến tranh, Viện Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng

, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2006 .- 910 Tr ; 27cm.

Cuốn sách gồm 11 chương:

          Chương mở đầu:

          Cuộc trường chinh đánh bại mười Đại Tướng.

          Chương I:

          Chặng đường từ chính trị đến vũ trang

          Chương II.

          Phất cờ Nam tiến

          Chương III

          Mười sáu tháng ở Thủ Đô

          Chương IV.

          Những thử thách năm đầu

          Chương V.

          Tiến tới bước ngoặt chiến lược

          Chương VI.

          Trên bước đường đẩy mạnh vận động chiến

          Chương VII.

          Kiên quyết không ngừng thế tiến công

          Chương VIII.

          Đứng trước những cố gắng cuối cùng của Pháp- Mỹ

          Chương IX

          Đòn chiến lược cuối cùng

          Chương kết

          Chân dung một danh tướng

          Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam tính đến nay, có lẽ người duy nhất được phong hàm một lần, và phong tột đỉnh ngay, không ai khác là Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trong lịch sử vệ quốc của nhiều nước, hiếm có trường hợp nào một vị chỉ huy lại bắt đầu sự nghiệp quân đội của mình từ việc gây dựng lực lượng. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng mang tên danh tướng Trần Hưng Đạo, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Từ buổi sơ khởi với 34 chiến sĩ ấy, một quân đội nhân dân hùng hậu đã trưởng thành nhanh chóng và lập công liên tiếp từ nhỏ tới lớn.
          Các vị danh tướng thời đại Hồ Chí Minh đều có chung một phẩm chất được gọi là: "Anh bộ đội cụ Hồ”. Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà trưởng thành, tình quân dân như cá với nước. Vì vậy, các vị tướng lĩnh đều biết quý trọng xương máu của chiến sĩ. Chiến tranh không thể tránh khỏi đổ máu. Thế nên cách tốt nhất để hạn chế xương máu chiến sĩ là: Đã đánh phải thắng; Thắng mà không phải, hay ít đổ máu mới là chiến thắng thực sự. 
          Với Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, việc quý máu xương chiến sĩ là phải làm sao có những sách lược, phương châm tác chiến hiệu quả nhất. Để bù đắp vào vốn tri thức quân sự không được đào tạo bài bản, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường xuyên tìm tòi trong lịch sử giữ nước của ông cha ta. Vốn không nề hà bất kỳ công việc nào mà Đảng giao phó, kể cả công việc mà nhiều người cho là không hợp với ông, những nỗ lực của cá nhân ông đã mang lại những đổi thay to lớn. 
          Đại tướng đã thực hiện tốt lời Bác khuyên: "Việc gì có lợi cho dân cũng phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân cũng phải hết sức tránh”. Sau khi nghỉ hưu,      Đại tướng vẫn đau đáu nỗi niềm vì nước vì dân, suy tư và góp ý nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước... 
Cuốn sách được giới sử học Pháp đánh giá là một trong những tác phẩm giá trị nhất viết về nhà quân sự lỗi lạc Võ Nguyên Giáp. Ông đã khắc họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi còn là một cậu bé cho tới khi trở thành vị chỉ huy của quân đội Việt Nam trong sự tham chiếu, so sánh giữa nhiều nguồn tư liệu khác nhau. 
Ngoài những chi tiết nói về những chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - không có gì khác biệt so với các cuốn sách khác của các tác giả phương Tây - còn có những chi tiết rất thú vị cho chúng ta biết về cậu học sinh trung học Võ Nguyên Giáp đã kiên cường trước những âm mưu của kẻ thù như thế nào. Những mua chuộc đã cho một kết quả ngược lại. Chàng trai trẻ Võ Nguyên Giáp đã trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

          Phần chương kết, đọc ta càng hiểu rõ và tự hào hơn về Vị Tướng của nước nhà.

          Với những tình cảm và lòng mến phục đặc biệt, anh em cựu chiến binh lớn tuổi công tác ở cơ quan Tổng hành dinh trước đây thường nói với nhau về niềm tin yêu và ngưỡng mộ của toàn dân, toàn quân đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Tình cảm đó bắt nguồn từ đâu? Từ thực tế cuộc sống và chiến đấu của ông trong hơn 30 năm cầm quân, dưới con mắt của bạn bè trong và ngoài nước, của cán bộ cấp dưới ở đơn vị cũng như trong cơ quan Tổng hành dinh, của các tầng lớp nhân dân từ Bắc vào Nam và xa hơn nữa, còn từ những kỷ niệm cũ nặng tình thầy trò vẫn lắng đọng trong lòng học sinh Thăng Long những năm 30 của thế kỷ trước.

          Người ta nói về tài thao lược của ông một phần - tất nhiên là phần chủ yếu - nhưng cũng có những việc chỉ có thể thấy ở Võ Nguyên Giáp, những việc cụ thể rất Võ Nguyên Giáp. Ví như mấy dòng, chỉ mấy dòng thôi, tỏ lòng thương tiếc Văn Cao khi người nhạc sĩ (mà ông gọi là "tài ba xuất chúng") này qua đời. Hay ví như bức thư gửi nhân dân một xã vùng cao Nguyên Bình, Cao Bằng, cám ơn đồng bào cưu mang đùm bọc, dù chỉ bằng cháo bẹ, chăn sui, những ngày trứng nước của cách mạng. Bức thư viết trên trang giấy bình thường nhưng nó toát lên một tình cảm ấm cúng của ông đối với bà con dân bản. Bức thư được đặt trong khung kính, treo trang trọng giữa Văn phòng Ủy ban. Anh em cán bộ Tổng hành dinh chưa quên sự quan tâm động viên của Tổng Tư lệnh đối với nhân viên quân y ngoài mặt trận, từ bức thư ngắn gửi bác sĩ Nguyễn Thúc Mậu ở mặt trận Lạng Sơn tháng 4-1947 đến cú điện thoại trao đổi với giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng ở mặt trận Điện Biên tháng 4-1954, tất cả đều nhằm động viên anh chị em từ bác sĩ đến hộ lý vượt mọi khó khăn thử thách cứu chữa thương binh. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vậy mà ông vẫn nhớ tường tận những chiến sĩ lập công xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Quốc Trị là một trong mấy Anh hùng quân đội được tuyên dương ngay từ Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất. Năm trước, khi gia đình ông Nguyễn Quốc Trị lập nhà tưởng niệm, có ngỏ lời "xin Đại tướng mấy chữ". Ông đã tự tay viết và chỉ mấy dòng ngắn gọn, ông nhắc đến người cán bộ đại đội mà năm xưa ông đã tặng cho danh hiệu Nhanh như sóc - Mạnh như hổ do tác phong chiến đấu dũng mãnh của Nguyễn Quốc Trị trong trận Tu Vũ - Chiến dịch Hòa Bình. Trang viết có chữ ký của ông được phóng to, lồng kính treo trang trọng trong nhà lưu niệm, khiến cả dòng họ càng tăng thêm niềm tự hào vì sự quan tâm của ông đối với người thân của gia đình. Trong không khí hữu nghị, thân tình, đầm ấm khi tiếp Tổng thống một nước bạn châu Phi, theo đề nghị của khách, ông nhờ chuyển một thông điệp đến nhân dân nước bạn khẩu hiệu của Cụ Hồ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công, đồng thời gửi riêng cho thanh niên nước bạn một lời nhắn: lớp trẻ muốn tiến bộ phải học tập. Nhiều, rất nhiều những việc cụ thể, người thật và việc thật được anh em nhắc đến mỗi khi có dịp nói về ông. Anh em phân tích chủ nghĩa nhân văn trong con người Võ Nguyên Giáp, ví ông như cây đại thụ rợp mát tình người, nổi lên là tình thương yêu đồng đội.

          Người ta thường biểu lộ tình cảm và sự mến phục Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bằng cách nhìn, cách nhận xét và biểu lộ tình cảm kính yêu, mến phục từ nhiều góc cạnh khác nhau. Có vị tướng chỉ muốn gọi Võ Nguyên Giáp bằng cái tên gần gụi sao cho thể hiện tình cảm yêu mến của toàn quân, cái tên người Anh cả của quân đội mà Cụ Hồ đã gọi. Có người nước ngoài thể hiện sự ngưỡng mộ ngay từ đầu, chỉ bằng quan sát khuôn mặt của ông, như trường hợp sử gia Pháp J. Lacutuya. Khi còn là một nhà báo trẻ, lần đầu sang Đông Dương và gặp vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ (mà ông ta gọi là Bộ An ninh công cộng - Sécurité publique), khuôn mặt vị bộ trưởng 35 tuổi đã gây ấn tượng mạnh đối với người đối thoại. Trong cuốn Võ Nguyên Giáp - Một chân dung, J. Lacutuya viết: "Đặc biệt là sự sống động và sức cuốn hút của đôi mắt. Khuôn mặt khiến người mà nó chinh phục thêm bối rối: đây đâu phải là con người dễ bề chịu lấn lướt hoặc là kẻ có thể bị thuyết phục từ bỏ các mục tiêu của mình. Ông Giáp quả là một trong những hiện thân của cách mạng - vừa theo chủ nghĩa xã hội, vừa yêu nước, vừa lãng mạn, vừa khoa học. Cặp mắt sáng rực và cử chỉ sôi nổi, giọng nói lúc đầy xúc động, lúc hài hước. Không một người Việt Nam nào để lại một ấn tượng mạnh như thế đối với tôi".

          Bạn bè Ấn Độ, Cuba cũng như các nước châu Phi thường biểu lộ tình cảm đối với vị khách quý Võ Nguyên Giáp theo cách riêng của mình, nhưng rất giống nhau trên một điểm. Đó là, nếu đông đảo nhân dân có thái độ hết sức sôi nổi, hồ hởi trên đường phố khi đón tiếp Võ Nguyên Giáp sang thăm (thường vang lên những tiếng hô Việt Nam - Hồ Chí Minh! Giáp! Giáp!), thì trong phòng khách, các vị lãnh đạo lại thể hiện những tình cảm rất đằm thắm, chân thành, tỏ rõ chiều sâu của lòng mến phục một người bạn lớn, đại diện cho một dân tộc rất thân thiết với thế giới thứ ba.

Ông K. Ănggôla, Bộ trưởng người Namibia, đại diện cho 23 đoàn khách châu Phi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp sang dự hội thảo Việt Nam - châu Phi, đã chân tình bộc lộ rằng: Trong suốt cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, các nhà lãnh đạo Namibia luôn mang theo bên mình những cuốn sách của Tướng Giáp về đấu tranh cách mạng. Bản thân ông K. Ănggôla đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và đánh giá những đóng góp to lớn của cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ, gắn liền với tên tuổi của Tướng Giáp.

Thống chế Mehra, Tư lệnh các lực lượng Phòng không - Không quân Ấn Độ dẫn đầu đoàn cán bộ quân sự cao cấp sang thăm Việt Nam tháng 2-1989. Ông không giấu giếm nói rằng trong chuyến đi này ông chỉ mong được gặp Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Các phóng viên tường thuật rằng, tại Nhà khách Chính phủ chiều ngày 22-2, sau khi ra tận xe đón chào và ôm hôn vị đại diện Chính phủ đến tiếp đoàn, câu nói đầu tiên của Thống chế Mehra đã phản ánh điều mong ước đó: Thưa Ngài Tổng Tư lệnh kính mến1! Mấy hôm nay tôi có linh tính là được gặp Ngài. Và giờ đây được gặp Ngài là một vinh dự lớn cho đoàn và cho riêng vợ chồng tôi. Không có gì phải giấu giếm và rất chân thật nói với Ngài rằng, lòng mong muốn được gặp Ngài là một nguyện vọng chính của tôi trong chuyến đi này".

          Sau khi nói rằng cuốn Điện Biên Phủ đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều tướng lĩnh Ấn Độ, rằng trong dư luận rộng lớn ở Ấn Độ, nhất là trong quân đội, ở đâu cũng nhắc đến Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên - Võ Nguyên Giáp, Thống chế Mehra nói: Khi Việt Nam đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân, bắn rơi nhiều chục pháo đài bay B.52, bắt sống nhiều phi công của đối phương, làm nên một "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Thủ đô của Ngài, tôi thực sự kinh ngạc và vô cùng khâm phục. Tôi cho đây là một kỳ tích có một không hai của những cuộc chiến tranh trên không trong thế kỷ XX.

          Thống chế khẳng định thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ được thế giới ca ngợi như một cuộc chiến đấu giành độc lập tự do vĩ đại nhất của nhân loại. "Vì vậy, tôi nghĩ rằng ở châu Á chúng ta, Ngài không chỉ là một nhà chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất, mà còn là một nhà chỉ huy chiến lược tài ba lỗi lạc nhất. Ngài là một vị tướng của huyền thoại".

Buổi tiếp khách dài hơn thời gian dự kiến. Trong phút chia tay tràn đầy lưu luyến, Thống chế Mehra nắm chặt hai tay người đại diện Chính phủ Việt Nam hồi lâu, rất chân tình nhắc lại lời nói tự đáy lòng:

- Giờ đây đã được gặp Ngài rồi, tôi vẫn giữ nguyên trong ý niệm của mình rằng Ngài sẽ mãi mãi là một vị tướng của huyền thoại.

Cách xưng hô của Thống chế Mehra trùng hợp với cách suy nghĩ của Thượng tướng Trần Văn Trà. Ông Trà lập luận: "Tôi nghĩ rằng không nên gọi Võ Nguyên Giáp là Đại tướng. Gọi "Đại tướng" không sai nhưng không biểu hiện được vai trò đứng đầu toàn quân của Võ Nguyên Giáp và mối quan hệ của Võ Nguyên Giáp với toàn quân. Nên gọi là Tổng Tư lệnh hoặc anh Văn.

Gọi "Tổng Tư lệnh" là gọi một cách trang trọng. Từ đầu kháng chiến anh Văn đứng vững ở cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương và cương vị Tổng Tư lệnh để chỉ huy tất cả các chính ủy, các tư lệnh và các tướng, suốt hai cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị. Vậy muốn gọi Võ Nguyên Giáp một cách trang trọng theo chức vị, tôi cho rằng gọi Tổng Tư lệnh là đúng hơn cả. Bác Hồ là Tổng Tư lệnh cao nhất của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Còn gọi "anh Văn" là gọi cách thân mật. Hai chữ "anh Văn" vừa nói lên vai trò của Võ Nguyên Giáp trong quân đội, vừa nói lên quan hệ vô cùng mật thiết của Võ Nguyên Giáp đối với toàn quân và giới trí thức cũng như giới văn nghệ sĩ.

Phải công nhận một thực tế: anh Văn có hạnh phúc lớn là được hưởng niềm yêu mến gần như tuyệt đối của toàn quân. Nói một cách khác, trong toàn quân, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người giữ được uy tín gần như tuyệt đối từ ngày thành lập quân đội đến suốt hai cuộc kháng chiến vừa qua và kể cả cho tới hôm nay.

          Tôi còn biết nhiều anh em trí thức và văn nghệ sĩ danh tiếng cũng hết sức quý trọng Võ Nguyên Giáp. Giáo sư Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước chẳng hạn".

          Nhiều tướng lĩnh nói rằng "tính nhân văn" trong phong cách cầm quân của Võ Nguyên Giáp là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến ông được toàn quân quý mến. Theo Tướng Hoàng Minh Thảo thì "Tổng Tư lệnh không bao giờ chấp nhận một chiến thắng phải trả bằng bất kỳ giá nào về xương máu chiến sĩ do những quyết định tùy tiện hoặc thiếu thận trọng gây ra. Không bao giờ, không bao giờ Tổng Tư lệnh chấp nhận như vậy. Tất cả xuất phát từ trái tim của Anh. Đó là cách đánh, cách tiến công nhân văn chủ nghĩa của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp".

          Cán bộ tham mưu tác chiến có mặt tại Sở Chỉ huy trong một số chiến dịch phát triển không thuận lợi đã từng chứng kiến Tổng Tư lệnh nhiều đêm mất ngủ hoặc nhiều lần chảy nước mắt khi nghe báo cáo số lượng cán bộ và chiến sĩ bị thương vong quá cao trong một trận đánh. Anh em nhận thấy, chính những thời điểm khẩn trương ác liệt đó đã góp phần quan trọng vào việc giúp Tổng Tư lệnh tìm ra đáp số của những bài toán hắc búa, bình tĩnh xử lý tình huống chiến dịch một cách khôn ngoan nhất để vừa đạt được yêu cầu chiến dịch, vừa giảm thương vong cho cán bộ và chiến sĩ. Rõ ràng là chủ nghĩa nhân văn đã thấm sâu vào tâm hồn vị Tổng Tư lệnh ngay trong những giờ phút thử thách quyết liệt của cuộc đấu trí, đấu lực với kẻ thù trong nhiều tình huống cụ thể của chiến dịch.

Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh bộ đội Trường Sơn, kể rằng đầu năm 1973, ông hướng dẫn Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đi thăm cụm trọng điểm ATP trên đường chiến lược Hồ Chí Minh2. Ông hỏi tường tận về tình hình vận chuyển trên đường, tình hình hoạt động của không quân địch, về thương vong của ta. Tối hôm đó, ông Nguyên về ghi lại trong hồi ký:

"Những giọt nước mắt dành cho những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên trọng điểm này của vị Tổng Tư lệnh giữa chiều Trường Sơn thật sự thấm đậm tình người, lắng sâu trong tâm khảm chúng tôi, không thể nào quên".

Cũng nói về chủ nghĩa nhân văn thể hiện trong tinh thần trách nhiệm của người cầm quân và tình thương yêu chiến sĩ của ông Giáp, Tướng Trần Văn Trà nhận xét: "Võ Nguyên Giáp là một Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh.
          Một sử gia Pháp khác đã bình luận về tướng Giáp trong cuốn sách này: "Một mình ông chống lại khoảng 15 sĩ quan cao cấp được đào tạo bài bản tại ở các trường quân sự phương Tây! Cuộc đấu tranh xem ra không cân sức... "
Tác giả Trần Trọng Trung  đã khái quát một cách chân thật, sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đại tướng - một vị tướng tài ba, một nhà cách mạng nổi tiếng, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người con ưu tú của đất nước, được nhân dân cả nước yêu mến và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Chân dung một vị đại tướng tài năng, một nhân cách lớn của dân tộc hiện lên trên mỗi con chữ, khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh sống mãi với thời gian.

Để hiểu rõ hơn về vị tướng tài ba và đầy nhân văn, nào mời bạn đọc hãy thu xếp thời gian lên thư viện tìm đọc cuốn tài liệu này nhé!

                                                           Cẩm Hoàng, ngày 6 tháng 12 năm 2018

                                                                                        Người viết

 

                                                                                   Nguyễn Thị Nhạn


 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhân dịp kỉ niệm 79 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam(22/12/1944-22/12/2023), Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng giới thiệu tới toàn thể các Quý thầy cô giáo, các em học sinh cuốn sách ... Cập nhật lúc : 16 giờ 25 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11(20/11/1982-20/11/2023). Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng giới thiệu tới các Quý thầy cô và các em học sinh cuốn sách: “ Chuyến x ... Cập nhật lúc : 10 giờ 3 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam(20/10/1930-20/10/2023), Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng giới thiệu tới các quý thầy cô và các em học sinh cuốn " Lời ru của mẹ" ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 5 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam mồng 2 tháng 9(2/9/1945-2/9/2023), và hoà chung không khí vui tươi, phấn khởi của ngày hội Toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9 năm nay vớ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 49 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2023), Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng gửi tới các quý thầy cô và các em học sinh cuốn tài liệu: "Bác Hồ tấm ... Cập nhật lúc : 15 giờ 59 phút - Ngày 4 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2023), Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng giới thiệu tới các quý thầy cô và các em học si ... Cập nhật lúc : 17 giờ 10 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh, Thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng giới thiệu cuốn sách: "Tấm lòng bao dung của mẹ"- nhiều tác giả, NXB Hà Nội. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 13 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng CSVN(3/2/1930-3/2/2023), thư viện Trường THCS Cẩm Hoàng trân trọng gửi tới các quý thhaayf cô và các em cuốn sách có tựa đề " Người là ước mơ- Tuyển t ... Cập nhật lúc : 17 giờ 7 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
NHÂN KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH- SINH VIÊN(09/01/1950-09/01/2023), THƯ VIỆN TRÂN TRỌNG GỬI TỚI CÁC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH CUỐN TÀI LIỆU " 30 TÁC PHẨM ĐƯỢC GIẢI" CỦA NH ... Cập nhật lúc : 11 giờ 35 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày toàn quốc kháng chiến(19/12/1946- 19/12/2022), 78 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam(22/12/1944-22/12/2022), 33 năm ngày hội quốc phòng toàn dân(22/12/1989-22/12/2022) ... Cập nhật lúc : 11 giờ 9 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CB, CC, VC NĂM HỌC 2021-2022
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG, TRẢI NGHIỆM SÁNG NĂM HỌC 2019-2020
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2019
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CBCC, VC NĂM HỌC 2019-2020
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2018-2019
GỢI Ý MINH CHỨNG ĐÁNH GIÁ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
GỢI Ý MINH CHỨNG ĐÁNH GIÁ CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
THÔNG TƯ 20 CỦA BỘ GD ĐT BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GD PHỔ THÔNG
THÔNG TƯ 14 CỦA BỘ GD ĐT BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GD PHỔ THÔNG
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VN 20/11/2018
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CB, CC, VC NĂM HỌC 2018-2019
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2018-2019
CÁC LOẠI MẪU TRONG HƯỚNG DẪN VIẾT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2017-2018 CỦA SGD-ĐT
Hướng dẫn viết sáng kiến năm học 201-2018 của SGD-ĐT
Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập
123